CÁCH MUA NHÀ THÀNH PHỐ CHO GIỚI TRẺ | Phần 1

CÁCH MUA NHÀ THÀNH PHỐ CHO GIỚI TRẺ. (Phần 1)


CÁCH MUA NHÀ THÀNH PHỐ CHO GIỚI TRẺ.

(Phần 1)

Khác với cha ông ta khi xưa, hoặc tự khai phá, hoặc được ông bà cha mẹ chia cho miếng đất rồi dựng lên cái nhà. Còn giới trẻ 9x, 10x thì muốn có nhà thường phải tự kiếm tiền mua lấy. Nhưng vấn đề đầu tiên là “Tiền đâu” khi phần lớn tiền kiếm được chỉ đủ chi tiêu cá nhân, và giỏi lắm thì tích trữ được một chút. Còn nhà, cứ sau một đợt sốt thì tăng nhiều lần, và số tiền tích trữ còn chả bù được phần giá tăng thêm. Và cái cảm giác sở hữu nhà ngày càng xa vời, xa vời. Nó như là giấc mơ không có thật vậy, nản hết sức.
Trước đây tôi cũng có cái cảm giác đó, và tôi nghĩ nhiều bạn cũng có chung cảm giác. Xong rồi thay vì tập trung tích trữ và tìm cách mua nhà, chúng ta lại ngồi than và mong chờ khủng hoảng xảy ra để giá nhà nó giảm xuống, hoặc nó đứng yên đợi mình. Và rồi, khủng hoảng qua đi và tôi vẫn không đủ tiền mua nhà, thậm chí còn không tích trữ được đồng nào. Tuổi 30, ngoài đồ mặc trên người và cái xe, cái dụng cụ làm việc ra thì không còn gì đáng giá.

Hiện thực hóa mong muốn bằng hành động.

Thực tế khoa học chứng minh rằng, khi chúng ta tập trung suy nghĩ, và mong muốn cái gì đó thì cái đó nó có xu hướng đến với ta. Lý do cũng dễ hiểu thôi, cộc sống này vốn dĩ có rất nhiều sự kiện xảy ra xung quanh ta, và chúng ta không thể nắm bắt tất cả mọi thứ, nên thành ra chỉ nắm bắt được những thứ ma ta quan tâm. Chúng ta có xu hướng nghe cái gì chúng ta muốn nghe, nhớ những gì chúng ta quan tâm, và nắm bắt được những thứ chúng ta muốn.
Và bạn trẻ, bạn khó có thể mua được nhà nếu không thực sự muốn nó. Và mong muốn phải đi đôi với hành động chứ nếu mong muốn mà không hành động thì đó chỉ là chót lưỡi đầu môi. Bạn không thể nói yêu ai nếu bạn không quan tâm đến người đó. Cũng như ai cũng muốn giàu nhưng lại chỉ siêng đi mua vietlote để mong đổi đời thì cũng khó giàu. Và để mua nhà, bạn phải thực sự muốn, và cái muốn thực sự thì đi kèm với đó là phải hành động.
Và bạn trẽ hãy nhớ, mong muốn chỉ được xác thực khi đi kèm với hành động. Mong muốn mà không có hành động thì chỉ là mong muốn suông.

Những ngày đầu đi làm

Năm nay là năm 2019, với những bạn 21, 22 tuổi, sinh năm 1997, 1998 thì khi ra trường, ở Sài Gòn các bạn có thể kiếm 1 công việc với lương từ 6-7tr/tháng. Lương này là lương cơ bản, chưa kể thưởng, hay thu nhập từ các công việc làm thêm.
Con đường nghề nghiệp của các bạn sẽ tùy thuộc vào sự ổn định trong nghề nghệp của bạn. Khổ thay, ở Việt Nam, đa số thì càng trung thành thì thu nhập càng thấp, bạn làm một công ty thì sẽ khó tăng lương hơn bạn di chuyển sang công ty khác. Nhưng để chuyển sang công ty khác với mức lương đột biến, hoặc ở lại với vị trí cao hơn và mức lương cũng đột biến thì bạn phải tích trữ đủ kinh nghiệm.
Vậy nên, khi bạn mới ra trường, đừng quá quan tâm đến lương bổng, mà hãy chọn cho mình một nơi để có thể “cháy hết mình”, thực tế công việc bên ngoài rất khác với những thứ bạn được học.
Khi bạn đi học, thì các giáo trình bạn được tiếp cận thường là được phát triển từ nước ngoài, những nơi mà sự chuyên nghiệp nó cao hơn thực tế ở Việt Nam rất nhiều. Và đặc biệt, vì để cho các sinh viên lĩnh hội được kiến thức, thì tất cả các tình huống trong sách vở đều mang tính tham khảo, và nhiều phần dữ liệu được “dựng” lên, nó như là bản chạy demo, không phải số liệu thật.
Ngược lại, ở thực tế công việc, những thứ mà trong trường học giả sử hoặc cho số liệu demo thì bên ngoài, những thứ đó mới là điều quan trọng nhất. Hoàn hảo như sách vở là thứ mà các doanh nghiệp hướng đến, tuy nhiên, thực tế thì luôn phũ phàng, và khi đi làm, các bạn phải đối mặt với cái thực tế đó, và có nhiều bạn sẽ thấy sao công ty làm chả giống những gì được dạy. Đơn giản nhất là chúng ta được học mỗi vị trí công việc phải có Mô tả công việc (JD), phải có Tiêu chuẩn công việc (Tiêu chuẩn chức danh), phải có Quy trình làm việc…, nhưng thực tế thì nó không phải như thế.
Hãy đi làm với tâm lý rằng, doanh nghiệp hoạt động được khi các công việc phải được hoàn thành, mà muốn hoàn thành thì phải có người làm. Và người làm là người chịu làm, không có một bản mô tả công việc nào hoàn hảo không có thiếu sót trong thời đại mà mọi thứ thay đổi như chong chóng như ngày nay.
Bởi vậy, khoảng 03 năm đầu tiên đi làm, bạn hãy cố gắng dấn thân và “Làm chết bỏ”, tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm và kiến thức càng tốt. Tiền lương ngoài dùng cho chi phí sinh hoạt thì hãy ưu tiên cho các khóa học nâng cao trình độ.

Nhận xét